Diễn đàn lớp 9a (2007 - 2011) THCS VT
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn lớp 9a (2007 - 2011) THCS VT

I love 9a today, tommorrow and always
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Những áng văn bất hủ - khiến thầy cô mất ngủ của học sinh

Go down 
Tác giảThông điệp
lâmthanh
mem cấp 3
mem cấp 3
lâmthanh


Tổng số bài gửi : 133
Age : 27

Những áng văn bất hủ - khiến thầy cô mất ngủ của học sinh Empty
Bài gửiTiêu đề: Những áng văn bất hủ - khiến thầy cô mất ngủ của học sinh   Những áng văn bất hủ - khiến thầy cô mất ngủ của học sinh Empty8/12/2011, 6:50 pm

Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng
ta tác phẩm Kiều". Một bạn lớp 11 PTTH Cái bè, đã viết: "... Nguyễn Du
là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều
gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí
kíp võ công "Vương Thúy Kiều" hay còn gọi là "Đoạn Trường Thất Thanh".
Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm "thất
điên bác đảo" cả giới "hậu bối" chúng ta ..."

"Trong các tác phẩm em đã học và đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất ? Vì sao ? Hãy chứng minh ?"
Bài làm của bạn NAT, lớp 10B PTTH, đã viết: " Trong kho tàng văn học VN,
ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó em thích
nhất là tác phẩm "Tắt đèn" của chị Dậu. Vì nó đã thể hiện tinh thần
chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán
con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó..."

"Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích "Những nỗi lòng tê tái."
Bài làm của bạn NCT, lớp 10A PTTH Phú Nhuận, có đoạn đã viết: "Nay hoàng
hôn đã lại mai hôn hoàng". Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là
tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại, làm cho Kiều
ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp, muốn ngóc đầu lên cũng
không nổi..."

"Em hãy cho biết sự bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các
tác phẩm đã học của Hồ Xuan Huong, Nguyễn Du, hãy chứng minh ?”
Một bạn tên Hoài Nhân, lớp 9 PTCS viết: "Sự bất công của người phụ nữ
dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ
không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy . Ngày nay, quyền
giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8/3 làm
quốc khánh phụ nữ.."

"Sau khi đọc tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ gì về nhân vật chị Dậu?"
Bài làm của bạn NHT lớp 10B, viết: "Sau khi chiêu xong tác phẩm Tắt đèn
của Ngô Tất Tố, em có suy nghĩ như sau: Chị Dậu là một nàng con gái có
bộ lòng yêu chồng, thương con cực đại. Nàng ta rất chi dũng cảm, không
sợ roi vọt. Chẳng hạn, khi thấy chồng bị đánh đập, nàng hùng dũng chưởng
lại bằng mấy cú ca-ra-tê hết sức đẹp mắt... "

"Trong bài Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi, đoạn thơ nào đã nói lên sức
mạnh và khí thế dũng mãnh của quân ta trong cuộc kháng chiến?"
Một bạn nam đã viết: Đoạn thơ sau nói lên sức mạnh và khí thế dũng mãnh
của cha ông ta: "Đánh 1 trận giặc không kinh ngạc, đánh 2 trận tan tác
quân ta"

"Anh chị hãy phân tích hình ảnh người lính VN qua thơ ca kháng chiến
chống Mỹ" ( điển hình như bài thơ Dáng đứng Việt Nam của Lê Anh Xuân)
Trong bài viết của 1 bạn lớp 12A3 PTTH Phụng Hiệp, CL có đoạn:
"Người lính của Lê Anh Xuân là một nét đẹp trong muôn vàn cái đẹp của
người lính. Tuy đã gục ngã, nhưng anh cố bò mà ngồi dậỵ.. Anh ngã xuống
đường băng Tân Sơn Nhất, Anh xỉu rồi anh giải phóng quân ơi, Nhưng anh
gượng ngồi trên xác trực thăng và chết đứng trong khi đang đứng bắn"
Bài làm của 1 bạn lớp 12 ở Bến tre, viết:
"...Trên đường băng Tân Sơn Nhất, 1 anh giải phóng tự nhiên nằm đó. Một
chị đi ngang thấy anh tự nhiên nằm nên lại rờ vào mình anh và lắc lắc
mấy cái, chị thấy anh nằm im nên nghĩ anh đã chết... Anh giải phóng quân
mất đi trong mình không có 1 thứ giấy tờ, một tấm ảnh nào, kể cả giấy
chứng minh nhân dân cũng không có..."

"Em hảy cho biết ý nghĩa của câu thơ "Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm".
"Theo em nghỉ thì nếu hiểu suông thì câu này rất tối ưu là vô nghĩa vì
sỏi đá thì khó có thể biến thành cơm được trừ phi các nhà khoa học VN đã
chế tạo ra một chất hóa học nào mà có thể biến được sỏi và đá thành
thực phẩm. Còn nếu đi sâu vào ý nghĩa của câu thơ này, chúng ta phải
thấy ngay là đây không phải là những sỏi đá bình thường mà theo em nghỉ
thì tác giả muốn đề cập tới các mỏ đá quí của đất nước ta. Vì chỉ có đào
mỏ lấy đá quí thì mới có giá trị và có thể bán để mua cơm ăn mà thôị Và
chẳng những đào được đá quý có cơm ăn mà còn dư tiền mua mấy trăm gram
thịt xào lên làm món mặn và có một tô canh nóng hổi nữa."


Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về câu chuyện "ông lão đánh cá và con cá vàng"
....Néu em là ông lão đánh cá em sẽ đánh cho con mụ vợ già,tham lam 1 trận thật đau.Xong rồi em sẽ ra toà ly dị nó...

Đề bài:kể lại chuyện Sơn tinh và Thuỷ tinh
....Sơn tinh tung ra 1 chưởng Thuỷ tinh dỡ ko kịp ngã lăn ra đất.Nhưng
ko chịu thuaThuỷ tinh tung chưởng ka mê toàn là nước và cá đuổ theo Sơn
tinh....


“ Năm 1946, hai anh em Bà Trưng Bà Triệu hợp lực đánh quân Minh, khởi
nghĩa ở Yên Thế, được người đời phong tặng là Tam nguyên Yên đổ, nghĩa
là giữ nguyên Yên Thế 3 lần liền không đổ trước sức tấn công như vũ bão
của Sư đoàn kị binh không vận 101 với hơn 50 vạn người ngựa biết bay do
thái tử Thoát Hoan cầm đầu, sau bị tướng giặc là Đắc-ta-nhăng xảo quyệt
đánh bại và truy đuổi, hai người đã chạy về núi rừng Pắc bó quy thuận
theo cụ Hồ kháng chiến, đều lập công lớn, đến nay tên tuổi còn lưu lại
trên đường phố làm rạng danh tên tuổi những người dòng họ Bà, được dân
gian và dân không gian ca tụng :
Chín năm làm một Điện Biên
Giặc Minh tan tác, nên trang sử vàng

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đọc những câu thơ trên, người ta không khỏi ngỡ ngàng trước phép ẩn dụ
đến tài tình của tác giả. Những điều phiền nhiễu bao phủ lấy giá gương.
Tại sao lại là giá gương ở đây. Xin thưa, giá cả của gương phản ánh giá
trị của cuộc sống, bởi gương là một công cụ để con người soi cuộc đời
mình vào đó. Với một câu ngắn gọn như vậy, người viết đã làm toát lên tư
tưởng về cuộc sống, khi quanh ta luôn luôn là những phiền phức không
đáng có thì nên nghĩ đến nước, một tư tưởng bi quan nhưng không bi luỵ,
bằng chứng là câu sau tác giả khuyên nhủ :” Người trong một nước phải
thương nhau cùng” . Thường chúng ta chỉ tắm một mình, tuy nhiên cuộc
sống nhiều phiền lụy đến vậy, tại sao không tắm nhiều mình, thứ nhất là
để cùng nhau chia sẻ dòng nước mát lạnh tinh khiết, thứ hai là để tiết
kiệm nước.Người đầu tiên tắm nước một, trong câu thơ là “một nước”, thì
người thứ hai thứ ba có cơ hội tắm nước hai nước ba mà vẫn sạch. Nếu
chúng ta thực sự yêu quí cuộc đời, hãy chia sẽ những giọt nước quí giá
cho những người khác có cơ hội cũng được tắm, một kết luận về lòng yêu
thương khi tác giả bảo mọi người khi tắm “phải thương nhau cùng”, nghĩa
là nên đứng sát nhau để nước đỡ bắn ra, thương nhau thì phải cùng nhau
chia sẽ những giọt nước quí giá. Tôi đồ chừng tác giả đã có thời công
tác tại Công ty kinh doanh nước sạch


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Người đọc sẽ cảm thấy thực sự bức bối. Xin thưa, câu thơ đề cập tới
những vấn đề nổi cộm trong xã hội. Đầu tiên là sự đối lập thể hiện giữa
hoa đào với mực tàu, một giá trị truyền thống dân tộc đang bị hàng hoá
nước ngoài lấn át. Ông đồ già người Việt, viết chữ Nho và bán mực Trung
quốc, tôi không nghĩ ra một ví dụ nào hợp lý hơn về tình hình thị trường
trong nước hiện nay. Có lẽ không phải chỉ bây giờ dư luận mới báo động
về tình trạng hàng hoá giá rẻ từ Trung quốc tràn sang đang bóp nghẹt sản
xuất trong nước. Hình ảnh ông đồ già ngồi bán hàng ngoại nhập ngay vỉa
hè vị trí đẹp “Bên phố đông người qua” khiến người đọc không khỏi chạnh
lòng. Vỉa hè ư, vỉa hè là để cho người đi bộ, lấn chiếm lòng lề đường để
bán hàng ngoại, ông đồ có lẽ không ý thức được thế nào là bảo hộ mậu
dịch. Ông mắc thêm một khuyết điểm nữa là vi phạm nghị định 36/CP. Cho
nên trong câu thơ, Vũ Đình Liên sử dụng chữ “ lại “ là rất chính xác,
“lại” mang một hàm ý ca thán , biểu lộ sự thất vọng và bất lực nhiều
hơn
Về Đầu Trang Go down
https://sites.google.com/site/thugianvuive/
 
Những áng văn bất hủ - khiến thầy cô mất ngủ của học sinh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Sinh viên xôn xao bàn kỹ năng ‘đi’ thầy
» Người thầy đầu tiên - Aitmatov
» 6 lý do khiến bạn chưa giỏi tiếng Anh
» Những điều thú vị "cộp mác" chỉ có ở lớp học toàn con gái
» Tâm sự của những bạn “nốt trầm” trong lớp

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp 9a (2007 - 2011) THCS VT :: Your first category :: Teen talk :: Chuyện trường lớp-
Chuyển đến